căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Nếu không lùi Thông tư 02, sẽ có rất nhiều nông dân phải ra đường

Nếu phân loại thẳng thừng thì nợ xấu tăng lên rất nhanh và điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp lại càng không thể tiếp cận được tới nguồn vốn vay.

     
   

Chỉ còn 3 tuần nữa là tới thời điểm áp dụng Thông tư 02, ngày 1/6, về việc phân loại lại nợ của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên bình diện "sức khỏe" của doanh nghiệp và nền kinh tế hiện nay ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị lùi thời gian thực hiện.

Áp dụng Thông tư 02 khó sẽ chồng khó

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 493 ra đời năm 2005 đã tạo căn cứ pháp lý giúp các tổ chức phân loại nợ và xử lý rủi ro phát sinh. Nhờ quyết định này và thông tư 18 đã phân loại tương đối đúng và đặt ra những nguyên tắc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Ông Nghĩa cho rằng, con số nợ xấu của các tổ chức tín dụng báo cáo hiện rơi vào khoảng 4% trên tổng dư nợ cho thấy việc phân loại nợ vẫn còn những bất hợp lý nhất định, từ tiêu chí, triển khai, cả cơ chế thực thi… dẫn tới con số vênh nhau.

"Nếu đúng là 4% thì không tới mức khó khăn thế này. Do vậy, nợ xấu hiện nay là vấn đề lớn, gây khó khăn về thanh khoản, cản trở cấp vốn cho nền kinh tế”.

Chánh thanh tra Nghĩa cũng nhấn mạnh, Thông qua thông tư 02 đi vào triển khai sẽ lột tả một cách chính xác hơn, hợp lý hơn chất lượng tín dụng, và phát hiện rủi ro sớm hơn... để có giải pháp tái cơ cấu, xử lý nhằm phát triển hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh và bền vững trong tương lai.

Thế nhưng, qua tiếp xúc của đoàn công tác thống đốc tại các địa phương, một số doanh nghiệp có ý kiến việc áp dụng Thông tư 02 có thể cản trở việc tiếp cận vốn của họ - Ông Nghĩa nói.

Đồng tình với ý kiến nên lùi thời gian áp dụng Thông tư 02, ông Cao Sĩ kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bày tỏ hoang mang và suy nghĩ khi Thông tư 02 ban hành và trong tình hình hiện nay triển khai thì lại càng khó khăn.

Các doanh nghiệp vốn đã khó tiếp cận ngân hàng rồi, mà khó vì không đủ tiêu chuẩn vay (nợ xấu nhiều, đầu ra không có…) là chủ yếu. Nếu phân loại thẳng thừng thì nợ xấu tăng lên rất nhanh và điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp lại càng không thể tiếp cận được tới nguồn vốn vay," ông Kiêm lo lắng.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng thừa nhận, Thông tư 02 nếu triển khai sẽ siết chặt các điều kiện, nợ xấu có thể nhiều hơn và phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng phải thừa nhận nếu áp dụng ngay việc phân loại nợ theo các tiêu chí mới sẽ không những làm khó cho các ngân hàng trong điều kiện hiện nay bởi chi phí vốn sẽ tăng cao, đẩy lãi suất cho vay tăng cao..., mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng là doanh nghiệp, người đi vay trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Và điều này còn có khả năng "đe dọa" đến cả nền kinh tế.

Nợ xấu chứ không phải là nợ…chết

Tham gia ý kiến với tư cách là đại diện ngân hàng, ông Đào Hảo - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cũng nhấn mạnh rằng, không nên hiểu nợ xấu có nghĩa là "nợ chết", doanh nghiệp "chết."

"Khi chúng tôi đi thực tế trao đổi tiếp xúc với doanh nghiệp, bức xúc của họ rất mạnh mẽ. Chỉ cần chuyển sang nợ xấu một khách hàng cũng khiến đình lại các trường hợp khác, không biết có nên cho vay không. Vì đã mang tiếng nợ xấu thì còn ai cho vay nữa? Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thủy sản, sắt thép, xây dựng, bất động sản lại đang rất khó khăn trong hoạt động của mình" - Ông Hảo chia sẻ.

Còn theo ông Trần Lục Lang - Phó Tổng giám đốc BIDV, ngân hàng này không ngại 02, nhưng nếu triển khai thì các doanh nghiệp sẽ là đối tượng khó khăn nhất, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.
Ông Lang cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay mà lại siết quy định thì rất khó cho doanh nghiệp, nền kinh tế. Về ngân hàng, tất nhiên cũng bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp khó khăn.

Trong điều kiện hiện nay chúng ta đang thực hiện nghị quyết 13 và 02 của Chính phủ, nên có điều chỉnh lộ trình hợp lý trong việc thực hiện Thông tư 02" - ông Lang đề nghị.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Nguyễn Ngọc Bảo lấy ví dụ cụ thể ở Agribank, ảnh hưởng đầu tiên sẽ là các hộ cho vay kinh doanh sản xuất, một bộ phận chủ trang trại. Nếu chúng ta không giãn thời gian để doanh nghiệp có dòng tiền trang trải. Hay đơn cử như chương trình cho vay trữ gạo.

Hoạt động xuất khẩu bên ngoài biến động, nếu không gia hạn để các doanh nghiệp tiếp tục mua gạo của nông dân thì nông dân gặp khó trước, vì doanh nghiệp có thể dừng mua gạo cho nông dân.

Theo ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng LienViet Post Bank, hiện nay có đến 80% dư nợ nông dân ở Agribank và khoảng 40% các khoản vay ở ngân hàng LienVietPost Bank liên quan đến nông nghiệp nông thôn.

Thực tế cho thấy rằng, nợ xấu không có nghĩa là doanh nghiệp chết. Nhiều khi chỉ cần gia hạn 3 ngày là khoản nợ của doanh nghiệp đã biến thành nợ xấu... Đặc biệt là những doanh nghiệp nông thủy sản. Chúng ta đang ốm yếu mà chặt chẽ thì sẽ chết, người nông dân cũng sẽ ra đường - ông Hưởng nói.

Khánh Linh

 

Theo Trí Thức Trẻ