34 Sinh viên ngành Kế toán được trao bằng và chứng chỉ LCCI
Ông Guan Lee – Giám đốc Phát triển LCCI toàn cầu (áo đỏ, ngoài cùng bên trái),
ông Nguyễn Xuân Trình – Giám đốc Marketing Công ty Jobstreet (ngoài cùng bên phải),
ông Từ Đại Hùng - Trưởng Đại diện LCCI tại Việt Nam (áo cam, thứ hai từ trái sang)
và TS. Nguyễn Cửu Đỉnh – Trưởng Khoa Kế toán – Kiểm toán (thứ 3 từ phải sang)
chúc mừng 34 Sinh viên nhận bằng và chứng chỉ LCCI. Trong đó, 13 SV nhận bằng
(diploma), 6 SV nhận được 2 chứng chỉ, 15 SV nhận được 1 chứng chỉ (certificate).
Sinh viên nhận được bằng (diploma) LCCI nếu vượt qua cả 3 môn thi bắt buộc ở cấp độ 3 (level 3) cùng đợt thi trong vòng 3 tháng theo quy định của Hội đồng Khảo thí Phòng Thương mại và Công nghiệp London (London Chamber of Commerce and Industry Examinations Board, LCCI): môn International Accounting Standard (IAS, Chuẩn mực Kế toán Tài chính Quốc tế), môn Advanced Business Calculation (ABC, Tính toán cao cấp trong kinh doanh), môn Management Accounting (MA, Kế toán Quản trị). Nếu vượt qua 1 hoặc 2 môn ở cấp độ 3, Sinh viên sẽ nhận được chứng chỉ (Certificate) LCCI cho từng môn. Để có kiến thức và kỹ năng vượt qua kỳ thi, Sinh viên ngành Kế toán của trường ĐH Văn Lang tham gia khóa học 6 tháng với các Giảng viên nước ngoài đến từ LCCI, giáo trình và chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh.
TS. Nguyễn Cửu Đỉnh, trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, trao đổi về định hướng đào tạo của Khoa trong bối cảnh thị trường nhân lực hiện nay. |
Buổi trao bằng và chứng chỉ LCCI được khoa Kế toán – Kiểm toán tổ chức như một buổi họp mặt thân mật giữa Sinh viên, thầy cô, LCCI và doanh nghiệp. Nhiều trao đổi thẳng thắn của Sinh viên được đặt trực tiếp cho ông Guan Lee – Giám đốc Phát triển LCCI toàn cầu và ông Nguyễn Xuân Trình – Giám đốc Marketing Công ty Jobstreet, cho thấy băn khoăn của các bạn trước hành trình khởi nghiệp, giá trị và vị trí của bằng cấp LCCI trong thị trường nhân lực hiện nay.
Học LCCI và những trải nghiệm chuẩn mực kế toán quốc tế
Bạn Tài Nguyên vừa hoàn thành kỳ thi LCCI cấp độ 3, “SV có bằng cấp LCCI thì có khác gì? phỏng vấn, đã có những nhà tuyển dụng hỏi lại LCCI là gì, |
Ông Guan Lee - Giám đốc Phát triển LCCI toàn cầu - và Sinh viên LCCI của Văn Lang trao đổi bằng tiếng Anh, không phiên dịch, trong toàn bộ chương trình. |
Với chương trình, nội dung học, và cách thức tổ chức kỳ thi nghiêm ngặt, giá trị mà SV nhận được từ bằng cấp LCCI chính là sự khác biệt về kỹ năng và sự trải nghiệm qua những chuẩn mực quốc tế. Theo một số SV, cái “được” khi học qua LCCI là được quen thuộc với những thuật ngữ kế toán quốc tế, không xa lạ với những chuẩn mực kế toán đã được thiết lập, duy trì và vận hành; biết được cách lập kế hoạch, báo cáo tài chính bài bản ở tầm cao hơn những nghiệp vụ kế toán đơn giản; biết tính toán các chỉ số kế toán để áp dụng vào phân tích tài chính… Cái “được” khi tiếp cận và trải qua các chuẩn mực kế toán của LCCI chính là nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề kế toán.
Bạn Đoan Thùy đặt câu hỏi nhưng không được thực hành những công việc |
"Kế toán không phải là công việc ngồi trong một góc tường, do đó, trong quá trình thực tập và làm việc, bạn cần phải học những kỹ năng kết nối với mọi người, và học tiếng Anh thật tốt." (Guan Lee, GĐ. Phát triển LCCI toàn cầu) |
Hiểu rõ thực tế đó, trong chương trình đào tạo của ngành Kế toán, khoa Kế toán – Kiểm toán lồng ghép những giờ học mô phỏng doanh nghiệp giúp SV làm quen với quy trình làm việc. Theo TS. Nguyễn Cửu Đỉnh, Trưởng Khoa, mô hình mô phỏng phản ánh chính xác đến 80% thực tế việc làm kế toán và các tình huống nghiệp vụ trong các công ty, đơn vị nhà nước và tư nhân. Hiện nay, tại Singgapore, SV học kế toán thường có 6 tháng thực tập, tuy nhiên họ vẫn vui vẻ làm những công việc mang tính chất làm quen, như sao lưu tài liệu, sắp xếp giấy tờ… Quá trình thực tập không chỉ được đánh giá cứng nhắc bằng số đầu việc đã được tham gia, mà bằng tất cả lượng thông tin nghề nghiệp và thái độ làm việc mà thực tập viên tích lũy được.
![]() Giờ học mô phỏng kê khai thuế của SV ngành Kế toán (ảnh chụp tháng 3/2014) |
![]() Đại diện Ngân hàng Eximbank hướng dẫn SV Kế toán trong một giờ mô phỏng phỏng vấn xin việc (ảnh chụp tháng 3/2014) |
Bằng cấp chỉ là điểm khởi đầu của những nỗ lực
(Singgapore, chi nhánh Tp.HCM). |
Trong nhiều năm từ khi triển khai chương trình LCCI, Trường ĐH Văn Lang hỗ trợ một phần lớn tiền học và lệ phí thi cho SV, đồng thời cho SV mượn tiền học, có thể trả lại sau khi đi làm. Từ những khóa học LCCI gần đây, SV theo học chương trình LCCI đã chủ động tự túc 100% học phí và lệ phí thi, đồng thời số lượng học viên liên tục duy trì đều đặn qua các khóa học. Điều đó phần nào cho thấy SV đã nhận thức được giá trị và lợi ích mà LCCI mang lại. Khoa Kế toán – Kiểm toán cho biết, 100% SV tham gia chương trình học LCCI và đăng ký thi đều vượt qua từ 1 đến 3 môn thi ở cấp độ 3, tương ứng nhận được từ 1 đến 2 chứng chỉ hoặc bằng kế toán quốc tế LCCI.
LCCI là bằng cấp quốc tế bao gồm các lĩnh vực khác nhau, bao quát được hầu hết những chức năng chính trong kinh doanh, trong đó bằng kế toán quốc tế là một lĩnh vực mạnh của LCCI. Các bằng cấp này được cung cấp thông qua mạng lưới hơn 4.000 trung tâm LCCI trên toàn thế giới, được hỗ trợ nguồn tài nguyên học tập phong phú và hệ thống quản trị trực tuyến. Hàng năm có trên 500.000 thí sinh được cấp bằng LCCI tại hơn 80 quốc gia. Trường ĐH Văn Lang tiếp cận chương trình LCCI năm 2006, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia mở ra đòi hỏi một lực lượng lao động đủ năng lực và trình độ để đáp ứng yêu cầu mới. Khoa Tài chính – Kế toán (nay là Khoa Tài chính – Ngân hàng và Khoa Kế toán – Kiểm toán) tiếp cận và tìm hiểu chương trình kế toán quốc tế LCCI nhằm định hướng những nét đặc trưng của chương trình đào tạo và tăng lợi thế cạnh tranh cho Sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chương trình kế toán quốc tế LCCI được đưa vào đào tạo đầu tiên cho Sinh viên khoá 10 (2004-2008). Là một chương trình ngoại khoá, nhưng những lợi ích mà LCCI mang lại thật sự giá trị đối với Sinh viên, và có thể xem là những lớp học chất lượng cao đặc trưng cho quá trình đào tạo của Khoa Kế toán - Kiểm toán.
|
Nguyễn Thị Mến
các tin liên quan
- Đại học Văn Lang chuyển mình, Đào tạo nhân lực chuẩn quốc tế
- CHUYÊN ĐỀ “KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH NỮ CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG NHẰM CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, HIỆU QUẢ VỚI DỊCH COVID-19
- Hội thảo “Vai trò của Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh hiện nay và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Kế toán – Kiểm toán đáp ứng nhu cầu xã hội”
- BÍ KÍP "HÒA NHẬP MÀ KHÔNG HÒA TAN" TRONG DOANH NGHIỆP
- VÒNG CHUNG KẾT CUỘC THI “TRANH TÀI KẾ TOÁN 2022” - MÙA THỨ BA