căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2013

Năm 2013 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thử thách đối với nền kinh tế, nhưng nhờ sớm dự báo được tình hình để từ đó đưa ra các giải pháp đúng và trúng, cộng thêm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế đã gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Dưới đây là những sự kiện kinh tế nổi bật nhất theo bình chọn của thoibaonganhang.vn.

1. Dự báo đúng - giải pháp trúng

Sớm dự báo được những khó khăn mà nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2013 nên ngay từ những ngày đầu năm Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết rất quan trọng đó là Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013 và Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Với nhiều nhóm giải pháp đúng và trúng, 2 Nghị quyết này là cơ sở, là kim chỉ nam để các bộ, ngành, địa phương đề ra các giải pháp triển khai thực hiện. Nhờ đó, nền kinh tế đã vượt qua khó khăn và đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận: kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn tiếp tục được cải thiện, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (6,04%); sản xuất, tăng trưởng phục hồi tích cực khi tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, và cả năm đạt 5,42%, cao hơn so với năm 2012.

2. Tạo đà tăng trưởng cho năm 2014

Một sự kiện cũng rất đáng chú ý năm qua đó là tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã quyết định nâng trần bội chi lên 5,3% GDP và cho phép Chính phủ phát hành bổ sung 170.000 tỷ đồng trái phiếu để đẩy mạnh đầu tư công, qua đó thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2014.

Đây là một giải pháp hoàn toàn đúng đắn khi nhìn vào những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2013. Quả vậy hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn gặp nhiều trở ngại, lượng DN thua lỗ vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn, thậm chí có tới gần 61 nghìn DN phải rời bỏ thị trường trong năm qua, tăng 11,9% so với năm trước.

Mặc dù trong năm cũng có tới 76.955 DN được thành lập mới, song đa phần là DN nhỏ, và chưa chắc số DN mới này đã đủ sức thay thế cho số DN đã chết, nhất là khi chưa biết khi nào số "tân binh" này mới đi vào hoạt động và khi hoạt động hiệu quả thế nào.

Hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó đã ảnh hưởng tiêu cực đến thu ngân sách năm 2013 và cả những năm tới. Theo đó, lần đầu tiên sau nhiều năm, thu ngân sách năm 2013 chỉ đạt 96,9% dự toán năm. Hụt thu ngân sách lại càng khiến nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển thêm teo tóp và qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh mà tăng trưởng vẫn dựa nhiều vào tăng vốn đầu tư, nhưng lại khó có trông chờ nhiều vào khu vực tư nhân vốn đang khá yếu thì việc tăng đầu tư công là lựa chọn tất yếu. Muốn vậy, phải nới trần bội chi.

 

3. Vị thế mới - tầm cao mới

 

Một trong những sự kiện nổi bật trong năm qua chính là Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2013 (VDPF 2013) với chủ đề “Thiết lập quan hệ đối tác mới: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững” - một điểm nhấn quan trọng, đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ phát triển.

Đúng như phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn, những thành tựu về phát triển kinh tế trong hơn 20 năm qua đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình; từ một nước nhận tài trợ trở thành một quốc gia đối tác phát triển.

Tuy nhiên, chặng đường phía trước còn dài và còn nhiều cam go, bởi Việt Nam mới thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và trước mắt "bẫy thu nhập trung bình" là một chướng ngại không dễ vượt qua.

Bởi vậy, trong ngắn hạn, nguồn vốn ODA vẫn vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Song tư duy về sử dụng ODA cần phải thay đổi; việc quản lý dòng vốn nay càng phải chặt chẽ hơn để phát huy tối đa hiệu quả của nó. Do khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, các nhà tài trợ quốc tế sẽ giảm dần mức độ ưu đãi và chuyển dần sang vay thương mại.

 

Xem thêm tại Thời báo ngân hàng