căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013: Điểm sáng trong gian khó

Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 vẫn được dự báo đạt được mức tăng trưởng khá, khoảng 133-136 tỷ USD (tương đương 16-19%), cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng 10% (125,5 tỷ USD) do Quốc hội đề ra. Dự kiến nhập siêu năm 2013 khoảng 5 tỷ USD (khoảng 4% xuất khẩu), thấp hơn mức 8% do Quốc hội đề ra.

 

Xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013: Điểm sáng trong gian khó

Dù kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn song xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 vẫn được dự báo đạt được mức tăng trưởng khá. Nguồn: internet

 

Tổng quan xuất nhập khẩu

Tình hình xuất khẩu

Bất chấp những khó khăn của kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 của Việt Nam vẫn đạt các kết quả đáng khích lệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 62,05 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ 2012 (Bảng 1). Tuy còn thấp hơn mức tăng 30,3% và 22,2% của 6 tháng đầu năm 2011 và 2012, song đây được xem là mức tăng khá cao xét trong bối cảnh ảm đạm của kinh tế thế giới và tình hình khó khăn của kinh tế trong nước hiện nay.

 

Các yếu tố chính sau khiến kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao, đó là:

Thứ nhất, nhóm hàng công nghiệp chế biến - chế tạo có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh tới 27,2% so với cùng kỳ 2012. Trong số 11 mặt hàng xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm có 4 mặt hàng vượt 4 tỷ USD đều thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến - chế tạo là điện thoại và linh kiện; dệt may; điện tử, máy tính và linh kiện; giày dép (Bảng 2). Đó cũng là các mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, trong đó điện thoại và linh kiện tăng tới 97%; tiếp sau là điện tử, máy tính và linh kiện tăng 39,3%; dệt may tăng 16,8%; giày dép tăng 16,4%. Đặc biệt, điện thoại và linh kiện đã vượt qua dệt may để trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm là 9,9 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.

 

Thứ hai, bất chấp kinh tế thế giới ảm đạm, nhiều thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tăng mạnh. Thị trường Liên minh châu Âu (EU), sau khi vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta từ năm 2012, tiếp tục tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay với mức tăng 25,4% bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công đang tiếp diễn. Các thị trường xuất khẩu khác cũng tăng khá cao là Mỹ tăng 18,5%, ASEAN tăng 17,7%, Hàn Quốc tăng 5%. Riêng thị trường Nhật Bản và Trung Quốc có mức giảm nhẹ tương ứng 0,9% và 1,9% (Bảng 3).

 

Tình hình nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2013 đạt 63,45 tỷUSD, tăng 17,4% so với cùng kỳ 2012, cao hơn so với mức tăng 16,1% của xuất khẩu.

Nhập khẩu tăng khá mạnh là điều vừa đáng mừng vừa đáng lo. Đáng mừng là vì trong cơ cấu nhập khẩu, nhóm hàng cần nhập khẩu (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất) vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo 88% và có mức tăng khá cao là 16,7%. Trong khi đó, nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu (rau quả, bánh kẹo, kim loại quý, đá quý, linh kiện phụ tùng ô tô- xe máy) chỉ chiếm tỷ trọng 3,4% và chỉ tăng 1,8%. Tuy nhiên, đáng lo ngại là nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (3,4%) song có mức tăng tới 16,8%.

Đáng lưu ý là 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập siêu 1,4 tỷ USD, tăng so với con số 685 triệu USD của cùng kỳ 2012. Tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu là 2,3%, tăng so với so với tỷ lệ 1,1% của cùng kỳ 2012, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức 15,7% của cùng kỳ năm 2011 và còn xa dưới giới hạn cho phép 20%.

Một số điểm cần lưu ý

Mặc dù kết quả xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013 là khá tích cực, song trong kết quả chung đó vẫn cần đặc biệt lưu ý một số điểm cần để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Thứ nhất, trụ cột tăng trưởng xuất khẩu là khối DN FDI. Khối DN có vốn FDI hiện chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức tăng trưởng xuất khẩu tới 24,7%, cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước là 16,1%. Trong khi đó, các DN nội địa hiện chỉ chiếm chưa đến 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng 2,2%. Ngoài ra, trong con số nhập siêu 1,4 tỷ USD của 6 tháng đầu năm, các DN nội địa nhập siêu 6,8 tỷ USD trong khi các DN FDI xuất siêu 5,4 tỷ USD.

Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao song giá trị gia tăng thấp. Các nhóm hàng nông lâm thủy sản và nhiên liệu - khoáng sản vẫn chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến - chế tạo chủ yếu là gia công xuất khẩu. Điển hình là mặt hàng điện thoại di động có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất hiện nay, song chủ yếu do các công ty nước ngoài nhập toàn bộ linh phụ kiện vào Việt Nam để lắp ráp rồi xuất khẩu, do vậy kim ngạch xuất khẩu lớn song giá trị gia tăng không được bao nhiêu.

Thứ ba, xu thế sụt giảm của các nhóm hàng nông lâm thủy sản và nhiên liệu-khoáng sản. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh tới 27,2% thì kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng nông lâm thủy sản và nhiên liệu - khoáng sản lại giảm lần lượt là 7% và 10,5%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm 21,9%, sắn và sản phẩm từ sắn giảm 16,6%, gạo giảm 7,4%, than đá giảm 14,7%, dầu thô giảm 2%. Nguyên nhân chính là do giá lâm thủy sản và nhiên liệu-khoáng sản đã đảo chiều giảm sau khi tăng mạnh trong các năm 2010-2011. Dự báo cả năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của 2 nhóm hàng này sẽ giảm so với năm 2012.

Thứ tư, nhập siêu đã quay trở lại từ tháng 2/2013. Sau khi lần đầu tiên sau 20 năm xuất siêu được 780 triệu USD năm 2012, từ tháng 2/2013 đến nay, nhập siêu đã trở lại. Nhập siêu quay lại cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tốt lên, sản xuất đang phục hồi, xuất khẩu sẽ tăng mạnh hơn song sẽ lại tạo áp lực lên cán cân thanh toán, tỷ giá và lạm phát. Một điểm đáng lo ngại là nhóm hàng cần hạn chếnhập khẩu cũng bắt đầu tăng tốc.

Thứ năm, giá cả hàng hóa thế giới 6 tháng cuối năm 2013 tiếp tục xu hướng giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa có nhiều dấu hiệu cải thiện. Số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy lo ngại về tăng trưởng kinh tế thế giới chưa có khả năng sớm phục hồi khiến chỉ số giá hàng hóa thế giới sau khi tăng trong tháng 1 và 2/2013 (tương ứng 2,8% và 1,65%) đã quay đầu giảm từ tháng 3/2013 (với mức giảm tương ứng 3,6% và 2,66% trong tháng 3 và tháng 4). Lo ngại cầu yếu khi kinh tế thế giới chưa có khả năng phục hồi khiến giá cả hàng hóa thế giới, trong đó có hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không có nhiều khả năng tăng. Trong bối cảnh đó, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng cuối năm của Việt Nam sẽchịu tác động giảm.

Triển vọng xuất nhp khu năm 2013

Quốc hội đã đề ra chỉtiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 ở mức khá khiêm tốn 10%, tức đạt khoảng 125,5 tỷ USD. Quốc hội cũng đưa ra chỉ tiêu nhập siêu bằng 8% xuất khẩu, tức là khoảng 10 tỷ USD. Từ hai chỉ tiêu này, có thể tính ra chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu là135,5 tỷ USD (Bng 4).

 

Dù triển vọng kinh tế toàn cầu 6 tháng cuối năm 2013 nhìn chung sẽ vẫn tiếp tục ảm đạm, song mức tăng trưởng thương mại toàn cầu cả năm 2013 được IMF dự báo là 3,6%, tức là có cải thiện so với năm 2012 (2,5%). Do vậy, nhu cầu của thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn được duy trì. Bên cạnh đó, do phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng thiết yếu nên bất chấp tình hình kinh tế khókhăn, các thị trường này vẫn có nhu cầu nhập khẩu.

Xu thế xuất khẩu được hình thành trong các năm qua, thông thường 6 tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu cao hơn 6 tháng đầu năm từ 15-20%. Như vậy, dự báo kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 71-74 tỷUSD. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2013 dự báo sẽ đạt khoảng 133-136 tỷ USD.

Về nhập khẩu, dự báo năm 2013 tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 137-141 tỷUSD. Như vậy, nhập siêu sẽ khoảng 5 tỷ USD, tương đương gần 4% kim ngạch xuất khẩu. 
_________________

Ti liệu tham kho:

1. IMF, “World Economic Outlook” (thng 4/2013);

2. Nghquyết kỳ hp Quốc hội cuối năm 2012;

3. Tổng cục Thống kê, “Số liệu thống kê xuất nhập khẩu hng thng”.

 

 TS. TÔ MINH THIÊN

Nguồn Tạp Chí Tài Chính

(Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 7 - 2013)