căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Văn Lang trong mắt tôi...

(TT. Thông tin – Văn Lang, 19/9/2013) – Văn Lang không chỉ là trường học, Văn Lang còn là nhà – đó là tâm niệm của nhiều Sinh viên Văn Lang trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.


Mỗi góc nhỏ Văn Lang sẽ dần trở nên thân thuộc, gần gũi với Sinh viên theo năm tháng. Đời sống Sinh viên phong phú, các bạn không chỉ cắp sách vào phòng học rồi ra về mà còn tham gia các hoạt động phong trào, chơi đùa, học nhóm, làm đồ án ở trường. Từ những lối đi lạ, hành lang trống trải, bàn ghế lộn xộn, giờ đây, mỗi nơi chốn là hình ảnh của kỷ niệm, của thân thương gắn bó từng ngày. Không gian là của thực tại còn ký ức là của mỗi người. Chúng tôi muốn cùng bạn vẽ nên những khung hình đẹp của Văn Lang, mong rằng các bạn sẽ làm cho bức tranh ấy sống động bằng trải nghiệm của bản thân, bằng sự gắn bó với ngôi trường này.


Kỳ 1: Ngôi nhà 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

 

Ngày nay, chúng ta hay gọi Tp. Hồ Chí Minh là Sài Gòn; nhưng thực ra trong lịch sử, tên gọi Sài Gòn là tên trên giấy khai sinh của vùng đất gồm Q.1, Q.3, Q.5. Đây là khu vực hoa lệ, sầm uất và tập trung nhiều cơ quan trọng yếu, công trình kiến trúc độc đáo của thành phố.

 

Văn Lang đã được xây dựng, trưởng thành trong lòng trung tâm ấy. Ngôi nhà đầu tiên mang tên Trường Đại học Dân lập Văn Lang nằm ở số 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q. 1. Tòa nhà 9 tầng lúc ấy thực sự là nơi an cư khang trang của thầy và trò Văn Lang. Đến nay, qua 19 năm, tầm cao của tòa nhà có vẻ khiêm tốn so với nhiều công trình cao tầng mới được xây dựng nhưng đó vẫn là nơi chốn bình yên quen thuộc của các thành viên Văn Lang.

 

 

Nằm ở phố, không gian của trụ sở này không mang tính chất mở: khi bước qua cánh cổng vào nhà, bạn sẽ thấy không gian trong nhà mở ra những hành lang, những góc, những cánh cửa đôi khi rất bất ngờ. Tòa nhà đã có tuổi khi Văn Lang tiếp nhận, nhiều nét xưa cũ vẫn còn lưu giữ. Nhà trường đã “chăm sóc” cho ngôi nhà của mình từng chút, từng chút một.

 

Mỗi khoa “chiếm cứ” một tầng lầu. Dù cấu trúc kiến trúc các tầng có tương đồng nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nét khác lạ nhờ vào “chất” và “gu” đặc trưng của Sinh viên từng khoa.

 

 

Hành lang lầu 3 sáng sạch và gọn gàng, đúng "chất" của 

Sinh viên Công nghệ Sinh học, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường.

 

Trần nhà của lầu 4 là “bầu trời” của dân Kiến – Xây. Những mảng giấy màu được cắt thành hình khối khéo léo, treo trên đám dây đan mắc như một đàn chim én đang chở ước mơ cùng bay về tụ hội. Ý tưởng sáng tạo và thực hiện rất chi tiết!

 

    “English Area” được đánh dấu ở lầu 6 của bản đồ tòa nhà – nơi dành cho sinh viên Ngoại ngữ. Ở hàng lang tầng lầu này, các bàn học nhóm thường có hai dãy ghế, mang tính đối thoại và trao đổi, đúng tính chất hướng ngoại và tương tác của ngành Ngôn ngữ Anh. 

 

Ngoài hai dãy hành lang trải suốt, nối liền khu nhà A với khu nhà B, khu nhà C, Thư viện cũng là nơi học tập lý tưởng dành cho các bạn Sinh viên.

 

Mười lăm dãy sách với 10.202 đầu sách, đa dạng các lĩnh vực là nguồn tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Kệ báo được cập nhật hàng ngày hỗ trợ bạn theo kịp những diễn biến thời sự về kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa… trong thời đại thông tin.
Là sinh viên, giáo trình là tài liệu mà các bạn quan tâm nhất. Tủ sách mới giới thiệu các giáo trình vừa về đến kho sách thư viện,  là nơi bạn có thể dễ dàng tìm thấy cho mình tài liệu học tập cần thiết này.

Cần một không gian yên tĩnh để học tập?

bạn có thể bước chân vào khu vực bàn tự học

dành cho Sinh viên trong Thư viện. 

 

Và có những góc học tập nằm trong tầm khuất. Nếu không mấy quan sát, bạn chắc sẽ khó nhận ra.

 

                                             

Họa thất lầu 8 và lầu 4 luôn tạo cho Sinh viên cảm giác thoải mái trong sự ngổn ngang, bộn bề.

Sinh viên Kiến – Xây có thể đến từ sáng và có khi  “qua đêm” tại họa thất vào mùa thi.

                                            

 

                                            

Vòng sau lưng canteen lầu 9, các bạn sẽ tìm thấy góc nhỏ lộng gió, nhìn ra khung cảnh thành phố từ trên cao

và có đủ bàn, ghế... để, nếu bạn thích, có thể ngồi học bài.

                                            

 

 

Mỗi Sinh viên cũng có góc riêng của mình. Qua những góc nhìn hẹp, chúng tôi đã bắt gặp các khung hình này – hình ảnh bình thường nhưng đẹp vì trong những bức ảnh ấy, chúng tôi nhìn thấy các bạn đi lại, đứng ngồi, học tập, trò chuyện thoải mái như đang sống trong nhà mình. Cảm giác về sự quen thân, gần gũi.

 

                                              

Có một góc trầm tư nơi ghế đá hành lang.


Có một góc hàn huyên sau giờ học

nơi bậc thềm thang bộ.


Có một góc lặng lẽ làm việc

qua khe cửa mở hé của phòng thí nghiệm.

 

Có một góc suy nghĩ, lập kế hoạch

ở khu vực đăng ký giấy tờ

trước khu vực phòng ban chức năng....

                                            

 

Đi dọc 9 tầng lầu, chúng tôi nghĩ đến một chuyến "du lịch tại chỗ” thú vị.

 

Nhìn từ tầng cao nhất, cầu thang bộ uốn lượn

thành hình khối chồng ghép, như một trò chơi

xếp hình.

 

Có những góc nên thơ, nho nhỏ

mà có khi các bạn đã bỏ qua. Những khám phá

be bé thế thôi cũng khiến chúng ta cảm thấy

ngôi trường này đẹp hơn, đáng yêu hơn.

 

 

Nếu dạo chân qua 18 dãy hành lang của tòa nhà; các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những mảng xanh mát mắt.

 

 

Điều khá đặc biệt, các dãy hành lang không “diện” cùng một loài cây; mỗi hành lang thường được đánh dấu bằng hai, ba loài cây cỏ khác nhau và các chậu hoa trang trí khác nhau. Dành thời gian để ngắm nhìn, thuộc tên của tất cả các loài cây tại Văn Lang, các bạn có thể trở thành nhà thực vật học nghiệp dư (mình là một người như thế đấy nhé!)
Với những tâm hồn nghệ sĩ, trong khoảnh khắc nào đó, những hình ảnh dung dị cũng có sức lay động mạnh mẽ, như những bức "ảnh cảm giác” này.

 

 

 

 

 

Chúng tôi có một giờ đồng hồ để lưu lại đây vài tấm hình, các bạn có 4 năm hay 5 năm để nuôi lớn mối cảm tình và gửi lại đây sự gắn bó. Vì vậy, hãy cho vào những khung hình này gương mặt và cảm xúc của bạn; để Văn Lang thực sự là nhà của bạn, để cuộc sống sinh viên của bạn có nhiều lưu luyến và yêu thương hơn.


 

 

Vi Thảo
Ảnh: PAM