căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Trọng tài thương mại mới chỉ tham gia 1% số vụ tranh chấp tại Việt Nam

Thực tế tại nước ta, việc doanh nghiệp lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại vẫn ít hơn nhiều lần so với tòa án.

Trọng tài thương mại từ lâu đã là một phương thức phổ biến trên thế giới dùng để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp, tổ chức với nhau. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 tổ chức trọng tài thường trực như Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA); Tòa án trọng tài Quốc tế London (LCIA), Hiệp hội trọng tài Singapore (SIAC),...
 
Việc giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài được đánh giá là thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng và ít tốn kém hơn nhiều so với việc giải quyết tranh chấp thông qua tòa án.
 
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, chủ tịch VIAC cho biết phương thức trọng tài do doanh nhân nghĩ ra và được nhà nước ủng hộ. Phương thức này có nhiều ưu thế, như: Giải quyết một lần; giải quyết bằng hội đồng trọng tài do các bên lựa chọn. Do đó, các bên chọn những chuyên gia giỏi, độc lập, vô tư và khách quan để tham gia vào việc giải quyết tranh chấp.
 
Cùng với  việc mở cửa và hội nhập của nước ta vào nền kinh tế toàn cầu, xu hướng có tỉ lệ tranh chấp trong nước, giữa DN FDI cũng đang có chiều hướng tăng lên, vai trò của trọng tài thương mại cũng ngày càng to lớn. Công ước NewYork ra đời cùng quy định công nhận các phán quyết của trong tài nước ngoài. Điều này đông nghĩa với việc các quyết định như phán quyết của trọng tài được tuyên tại Việt Nam sẽ được công nhận và thi hành ở nước ngoài. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để các doanh nghiệp ưu tiên chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
 
 
 

Cho dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên trên thực tế tại nước ta, việc doanh nghiệp lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại vẫn ít hơn nhiều lần so với tòa án.

 
Ông Vũ Ánh Dương, Tổng thư ký trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, dù VIAC đã trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, số lượng doanh nghiệp biết và lựa chọn trọng tài thương mại trong những vụ xử lý tranh chấp là không nhiều.
 
"Năm 2012, số lượng vụ kiện mà VIAC tham gia giải quyết là 64 vụ, tăng gấp 10 lần so với thời điểm mới thành lập là năm 1993. Tuy nhiên, con số này mới chỉ chiếm khoảng 1% số vụ tranh chấp thương mại tại Việt Nam. Nếu so với các tổ chức trọng tài tương tự trong khu vực như SIAC của Singapore, hoạt động của chúng ta vẫn còn rất khiêm tốn", ông Dương cho biết.
 
Nguyên nhân của việc doanh nghiệp vẫn không mặn mà với trọng tài được cho rằng là do việc hiểu biết về pháp luật nó chung và về trọng tài nói riêng của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Một số doanh nghiệp biết đến trọng tài thì lại chưa tin tưởng vào hoạt động của tổ chức trọng tài trong nước mà lại tìm tới trọng tài nước ngoài. 
 
Tiến sĩ Luật Nguyễn Văn Hậu, người đã gắn bó trong lĩnh vực trọng tài tại Việt Nam ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước cho biết, trọng tài thương mại Việt Nam chưa được nhìn nhận đúng mức như tầm quan trọng của nó.
 
"Thời điểm hiện tại, có thể nói các văn bản, quy phạm pháp luật về trọng tài của chúng ta gần như đã đạt chuẩn so với thế giới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thiếu tin tưởng vào hoạt động trọng tài", ông Hậu nhận định.
 
Một nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp tỏ ra thiếu tin tưởng về hoạt động trọng tài tại Việt Nam đó là trước khi Luật trọng tài được ban hành vào năm 2011, khả năng quyết định của trọng tài bị hủy sai luật là khá cao.
 
Luật sư Dương cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, ngay tại Trung tâm VIAC, từ khi thành lập năm 1993 đến nay, đã xử lý khoảng gần 1000 vụ việc, trong đó đã có 9 phán quyết bị hủy. Ngoài ra, rất nhiều vụ doanh nghiệp không đồng tình với quyết định của trọng tài lại đâm đơn lên tòa án để yêu cầu hủy án.
 
"Việc có những phán quyết của trọng tài bị hủy cũng là nguyên nhân quan trọng khiến doanh nghiệp Việt vẫn còn e ngại khi dùng phương thức trọng tài để xử lý tranh chấp", ông Dương nhận định.
 
Quốc Dũng

Theo TTVN