căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Tổng cầu yếu: Hiểu thế nào về "thuốc tăng lực"

Hiện nay, tổng cầu của nền kinh tế là yếu, vì thế đã có dư luận phải cần tới một gói kích cầu lớn. Cần hiểu vấn đề này như thế nào?

  

 Tổng cầu yếu: Hiểu thế nào về

Nếu kích cầu lớn sẽ làm cho lạm phát tăng cao trở lại. Nguồn: Internet

Một số điểm về tổng cầu 8 tháng đầu năm

Trước hết, cần nhận diện tổng cầu thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu có liên quan hiện nay (8 tháng 2013).

 Vốn đầu tư là một bộ phận quan trọng của tổng cầu, là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quy mô vốn đầu tư, nhìn tổng quát thể hiện ở chỉ tiêu vốn đầu tư/GDP.

Vốn đầu tư/GDP bình quân thời kỳ 2006- 2010 (39,2%) được coi là quá cao, thể hiện tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, nhưng hiệu ứng phụ là gây bất ổn vĩ mô. Trong khi đó bình quân thời kỳ 2011-2012 (31,8%) cũng là cao, thì chỉ tiêu kế hoạch 2013 (30%) được coi là hợp lý nên ước thực hiện 2013 (29%) được coi là giảm nhanh xuống mức thấp.

Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, việc giảm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước về tỷ trọng là đúng hướng, nhưng giảm về quy mô tuyệt đối như 8 tháng đầu năm (tổng số giảm 2,3%, trong đó do Trung ương quản lý giảm sâu hơn, tới 15,4%), nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì còn giảm sâu  hơn nữa.

Tăng trưởng dư nợ tín dụng tính đến 20/8/2013 so với 31/12/2012, tuy có cao hơn cùng kỳ nhưng lại thấp xa so với tăng trưởng vốn huy động. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hoạt động của các doanh nghiệp còn rất thấp (trên dưới 30%) và lượng vốn huy động trên thị trường chứng khoán giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong nhiều nguyên nhân của tình trên (như lãi suất, điều kiện tiếp cận vốn, tồn kho...), có một nguyên nhân quan trọng là do tổng cầu của nền kinh tế bị yếu.

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBL) tính theo giá thực tế tăng 12,3%, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng (bình quân 8 tháng 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 6,9%), thì tăng chưa đến 5,1%, thấp xa so với tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 2001- 2010 (12,9%/năm) và thấp hơn tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 2011- 2012 (gần 5,5%/năm).

Cơ cấu TMBL cũng phần nào thể hiện tổng cầu yếu, khi mua ở khu vực kinh tế cá thể trong 8 tháng năm nay tăng cao hơn tốc độ tăng chung (tăng 16,5% so với tăng 12,3%), tỷ trọng trong TMBL năm nay cũng cao hơn cùng kỳ năm trước (50,4% so với 48,6%); khi mua hàng hoá thuần tuý vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong TMBL (76,8%).

Tổng cầu yếu cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần làm cho lạm phát được kiềm chế (CPI 8 tháng năm nay thấp thứ 3 trong 10 năm qua và được dự báo cả năm chỉ tăng khoảng 7%); góp phần nhập siêu trong 8 tháng thấp xa so với kế hoạch cả năm (8% kim ngạch xuất khẩu, khoảng 10 tỷ USD).

Tuy nhiên, tổng cầu yếu cũng làm tốc độ tăng tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến (tính đến 1/8, tuy đã giảm chỉ còn bằng non nửa tốc độ tăng đầu năm), nhưng vẫn còn cao hơn tốc độ tăng sản xuất.

"Trị bệnh" chứ chưa "tăng lực"

Tổng cầu yếu, nhưng không vì thế mà phải đưa ra gói kích cầu lớn (như đã diễn ra trong năm 2009) như dư luận gần đây đề cập mà chỉ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Lý giải vấn đề này có thể nêu một số ý sau:

Thứ nhất, lạm phát đã được kiềm chế, nhưng mới chỉ là bước đầu, chưa thật bền vững, vì những yếu tố cơ bản của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động vẫn còn thấp, vì việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước còn định giá. Theo đó, nếu kích cầu lớn sẽ làm cho lạm phát tăng cao trở lại vào cuối năm nay và đầu năm sau như đã từng xảy ra.

Thứ hai, việc ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt những kết quả tích cực, nhưng chưa thật vững chắc, có mặt vẫn còn mất cân đối. Nhập siêu vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố gia tăng, đó là cơ cấu sản xuất, xuất khẩu còn những điểm chưa được cải thiện. Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản thô, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế, các mặt hàng có tính chất gia công còn lớn.

Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm nhanh trong mấy năm nay (từ 53% năm 2000 xuóng còn 45,8% năm 2010, xuống còn 33,9% trong 8 tháng 2013), có một phần do tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên, có một phần quan trọng do tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước thấp (năm 2012 tăng 1,2%, 8 tháng 2013 tăng 3,1%). Nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước còn rất lớn (năm 2012 là 11,56 tỷ USD, 8 tháng 2013 là 8,38 tỷ USD). Thách thức lớn là cân đối thu chi ngân sách gặp khó khăn khi tỷ lệ ước thực hiện 8 tháng so với dự toán cả năm của tổng thu thấp hơn của tổng chi (59,4% so với 61,8%) và của bội chi đã lên đến 74% dự toán cả năm. Theo đó, nếu kích cầu lớn sẽ làm mất cân đối kinh tế vĩ mô, nhất là cân đối ngân sách.

Thứ ba, với tư duy mới, không chạy theo tốc độ tăng trưởng nóng mà là tăng trưởng hợp lý để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn “tăng trưởng- lạm phát- thắt chặt- suy giảm- nới lỏng- lạm phát”.

Thứ tư, năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm, mục tiêu không chỉ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát mà còn phải đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang chiều sâu, thực hiện 3 đột phá chiến lược. Đây là những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững.

Vì thế, hiện nay không thực hiện kích cầu lớn mà cần các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bằng việc cắt giảm, giãn hoãn một số khoản thu ngân sách, hỗ trợ lãi suất mua lúa gạo tạm trữ, hỗ trợ thuỷ sản, tái canh cà phê, hỗ trợ tín dụng bất động sản...

 

Theo chinhphu.vn