căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Lãi suất giảm hay nới lỏng tiền tệ?

Định hướng giảm lãi suất thêm 1-2% được cho là dấu hiệu của nới lỏng tín dụng nhưng tiền chảy về đâu mới là câu hỏi không dễ trả lời...

 Ngày 19/2, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước)

cho biết, nếu điều kiện thuận lợi, có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm.

Con số tăng trưởng tín dụng 12,52% của 2013 đang được coi là “nghi án” bởi có ý kiến rằng, chúng bao gồm nợ gốc, lãi kỳ trước chưa trả được dồn vào kỳ sau và cả tín dụng “ảo”. Do vậy, định hướng giảm lãi suất thêm 1-2% được cho là dấu hiệu của nới lỏng tín dụng nhưng dòng tiền chảy về đâu mới là câu hỏi không dễ trả lời.

Ngày 19/2, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, nếu điều kiện thuận lợi, có thể tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 1-2%/năm. Đây là lần thứ hai, kể từ đầu năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp này.

Tín dụng ròng được bao nhiêu?

Xung quanh vấn đề trên, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng, lãi suất giảm, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ với mức độ sâu hơn. Điều này nhằm đạt mục đích khuyến khích tăng trưởng tín dụng. 

Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng của năm 2013 (tính đến ngày làm việc cuối cùng của tháng 1/2014) ở mức 12,52%, được coi là thấp. Chưa kể, con số này đã bao gồm việc nhập lãi lẫn gốc, tức là người vay không trả được gốc và ngân hàng đã nhập luôn phần gốc và lãi vào số tăng trưởng tín dụng. 

Chẳng hạn bên vay 100 tỷ đồng trong thời hạn một năm, lãi 10%/năm, khi khách hàng được giãn khoản nợ này, sang kỳ vay mới, ngân hàng nhập luôn cả gốc lẫn lãi thành 110 tỷ đồng. 

“Đây là con số được coi là thành tích của tăng trưởng tín dụng kỳ sau. Thêm vào đó, các khoản tín dụng ảo (cho vay khống) cũng được cộng vào nên số liệu tăng trưởng tín dụng ròng năm vừa rồi là rất thấp”, ông Nghĩa nói.

Cũng theo ông Nghĩa, khi tín dụng thực tăng trưởng thấp, sẽ không tác động nhiều đến quá trình phục hồi kinh tế và vì thế, không tạo ra hiệu ứng lan tỏa đối với đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đáng lẽ, năm 2013, đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đối tốt và nếu như tăng trưởng tín dụng (phần lớn là cho đầu tư khu vực tư nhân) ròng ở mức cao thì khả năng phục hồi kinh tế có thể đã tiến bộ hơn.

Ngoài ra, một tỷ trọng lớn tín dụng tăng trưởng nhanh như... thổi vào cuối năm vừa rồi được các ngân hàng thương mại nhà nước chi phối vốn cấp cho doanh nghiệp khu vực nhà nước, trong khi khu vực tư nhân “đói meo” do số doanh nghiệp tốt thì không muốn vay, số doanh nghiệp muốn vay thì ngân hàng không muốn cho vay vì tình trạng tài chính bết bát. 

 

xem chi tiết tại đây

 

 

 

Nguồn VnEconomy