căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Giới kinh tế nổi sóng: Kết quả nghiên cứu danh tiếng nhất hóa ra chỉ là một lỗi dữ liệu?

Cả thế giới thắt lưng buộc bụng vì có ai đó quên update công thức Excel?

Xem thêm: Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff đã thừa nhận sai lầm

Năm 2010, hai nhà kinh tế Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff công bố nghiên cứu “Tăng trưởng trong giai đoạn nợ

Hai nhà kinh tế Kenneth Rogoff (trái) và Carmen Reinhart (phải)

nần” (Growth in a Time of Debt). Phát hiện chính của họ là “nước nào có nợ công trên 90% GDP sẽ tăng trưởng thấp hơn 1% (trung vị, nếu tính trung bình còn thấp hơn vài % nữa.” 

Thực tế, tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước có tỷ lệ nợ trên GDP trên 90% còn âm nhẹ.

Đây là một trong những số liệu được trích dẫn nhiều nhất trong các cuộc tranh luận gần đây. Ban biên tập tờ Washington Post còn coi đây là đồng thuận chung của giới kinh tế khi viết “tỷ lệ nợ trên GDP có thể vẫn tăng và ổn định quanh mức 90%, ngưỡng nguy hiểm mà giới kinh tế coi là sẽ đe dọa tới tăng trưởng kinh tế."

Kết luận trên có thuyết phục? Có người cho rằng Rogoff và Reinhar đã lẫn lộn nguyên nhân với kết quả, tức tăng trưởng chậm dẫn tới tỷ lệ nợ trên GDP cao chứ không phải ngược lại. Nhưng ngay cả lời phê phán này cũng coi dữ liệu của nghiên cứu trên là đúng. 

Ngay từ đầu, nhiều người đã phàn nàn là Reinhart và Rogoff không công bố dữ liệu kết quả nghiên cứu.

Trong một bài báo mới đây với nhan đề “Liệu nợ công cao có đe dọa tăng trưởng kinh tế? Phê phán Reinhart và Rogoff”, Thomas Herndon, Michael Ash và Robert Pollin từ ĐH Massachusetts, Amherts đã phát hiện thấy ba vấn đề trong nghiên cứu của Reinhar và Rogoff.

Thứ nhất, hai người loại bỏ có chọn lọc những năm có nợ công cao mà tăng trưởng trung bình ở mức trung bình. 

Thứ hai, cách lấy quyền số của họ có vấn đề. 

Thứ ba, có lẽ một lỗi excel đã loại bỏ các nước có nợ công cao và tốc độ tăng trưởng trung bình. 

Cả ba sai lầm trên đều củng cố thêm cho phát hiện của Reinhart và Rogoff, mà nếu không có chúng, ắt kết quả nghiên cứu đã khác

Loại bỏ có chọn lọc

Reinhart-Rogoff dùng giai đoạn quan sát 1946-2009, khác biệt chính giữa các nước là năm bắt đầu quan sát. Trong bộ dữ liệu đếm được 110 lần các nước có tỷ lệ nợ/GDP vượt 90%, nhưng họ chỉ dùng có 96 mẫu quan sát. Reinhart-Rogoff không nói tại sao họ loại những năm này.

Herndon-Ash-Pollin phát hiện thấy dữ liệu của Australia (1946-1950), New Zealand (1946-1949), và Canada (1946-1950) bị loại. Đây là những năm các nước này nợ nhiều và tăng trưởng vẫn ổn định. Canada có tỷ lệ nợ/GDP trên 90% nhưng vẫn tăng trưởng 3%.

New Zealand có tỷ lệ nợ/GDP trên 90% trong các năm 1946-1951 với tốc độ tăng trưởng trung bình 2,58%. Nếu chỉ dùng năm cuối cùng (như Reinhart-Rogoff), tốc độ tăng trưởng chỉ còn -7,6%. Đó là khác biệt cực lớn, đặc biệt là khi biết họ lấy quyền số giữa các nước thế nào.

Cách lấy quyền số kỳ lạ

Reinhart-Rogoff chia mẫu quan sát vào từng nhóm theo tỷ lệ nợ/GDP. Sau đó họ lấy tốc độ tăng trưởng trung bình của mỗi nước trong nhóm. 

Vì thế tốc độ tăng trưởng của nước Anh trong 19 năm có tỷ lệ nợ/GDP trên 90% chỉ được đại diện bằng một con số. Số liệu cho từng nước lại được tính trung bình một lần nữa (các nước có quyền số ngang nhau) để ra tốc độ tăng trưởng GDP trung bình.

Hãy lấy một ví dụ cho dễ hiểu. Anh có 19 năm (1946-1964) với tỷ lệ nợ/GDP trên 90% và tốc độ tăng trưởng trung bình 2,4%/năm. New Zealand chỉ có một năm nợ/GDP vượt 90% và tốc độ tăng trưởng năm đó là -7,6%. 

Vậy là hai con số 2,4% và -7,6% được cộng lại và chia đôi để lấy giá trị trung bình trong khi nước Anh có tới 19 quan sát còn New Zeland chỉ có một.

Nếu tính trung bình theo số năm quan sát được, tốc độ tăng trưởng thực tế đã dương. Reinhart-Rogoff không giải thích phương pháp của mình cũng như tại sao họ lại dùng nó.

Lỗi excel

Theo Herndon-Ash-Pollin: "Một lỗi excel đã loại bỏ hoàn toàn dữ liệu của 5 nước Australia, Áo, Bỉ, Canada và Đan Mạch khỏi nghiên cứu. Reinhart-Rogoff lấy trung bình các dòng từ 30 đến 44 trong khi đáng lẽ ra phải từ 30 đến 49 … 

Lỗi excel này … khiến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong các năm có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất giảm đi 0,3%.” Đặc biệt, Bỉ có 26 năm có nợ/GDP vượt 90%, với tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6%.

Có thể thấy rõ ràng lỗi excel của Reinhart-Rogoff trong hình dưới đây:

Giới kinh tế nổi sóng: Kết quả nghiên cứu danh tiếng nhất hóa ra chỉ là một lỗi dữ liệu? (1)

Muốn đi tới phát hiện của Reinhart và Rogoff, bắt buộc phải có lỗi đó, đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu khác không thể lặp lại được kết quả của hai giáo sư này. 

Thật hài hước, nhưng có thể các nhà sử học tương lai có thể thích thú viết rằng vào năm 2010 toàn thế giới chuyển sang thắt chặt ngân sách là do có ai đó quên update công thức Excel.

Vậy kết luận của Herndon-Ash-Pollin là gì? Họ phát hiện thất “tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trung bình của các nước có tỷ lệ nợ công/GDP vượt 90% thực tế là 2,2% chứ không phải –0,1% như Reinhart-Rogoff nghĩ.” 

Khi khảo sát dữ liệu sâu hơn, họ không thể tìm thấy trường hợp nào tăng trưởng giảm nhanh và mạnh do nợ công.

Nợ nhiều nên được xem là một hệ quả của những khó khăn kinh tế hiện nay như thất nghiệp tràn lan và tăng trưởng thấp hơn nhiều mức kỳ vọng. Thâm hụt ngắn hạn tuy cao, nhưng thực ra lại đang hỗ trợ cho nền kinh tế.
 
Minh Tuấn

Theo TTVN/BI