căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

Chuyện khó tin ở đại học tư

>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 1
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 2: Thầy cô đấu nhau, sinh viên lãnh đủ
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - kỳ 4: Trường không có hiệu trưởng
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 6: Sự bất đồng thường trực
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 7: Vì lợi nhuận nhưng nói không
>> Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 8: kẻ hở từ luật định
 

 

Kỳ 1

Do những sai lầm về chính sách, quy định mà nhiều trường đại học tư hoạt động như những công ty kinh doanh giáo dục. Những câu chuyện trong loạt bài sau đây có thể là khó tin nhưng nó đã và đang xảy ra ở nhiều trường khiến xã hội mất niềm tin vào các trường tư.

 

 Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 8 : Kẽ hở từ luật định - ảnh 1
Minh họa: DAD

Nhà đầu tư thâu tóm vai trò của nhà giáo

Ông Đặng Văn Định, nguyên Phó chánh văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục, là người khai sinh ra Trường đại học (ĐH) Chu Văn An (Hưng Yên) và đảm nhiệm vai trò chủ tịch  hội đồng quản trị (HĐQT) từ năm 2007 đến 2012. Nhưng sau các cuộc chuyển nhượng vốn góp ở trường do ông sáng lập thì trường đã rơi vào tình trạng bất ổn. Đặc biệt, năm 2009 sau khi có Quy chế 61 về trường ĐH tư thục, coi ĐH tư như công ty cổ phần thì cuộc chuyển nhượng vốn đã diễn ra ngoài tầm kiểm soát của trường và cả của ông Định.

Ông Dương Phan Cường, hiện là chủ tịch HĐQT, đã đưa một nhà đầu tư mới là bạn ông vào thâu tóm vốn điều lệ của trường với mức giá chênh lệch rất cao để giành được hơn 51% số vốn góp (theo đúng quy định của Quy chế 61) và trở thành nhóm cổ đông thao túng trường này bất chấp mọi quy định về giáo dục.

Năm 2012, khi trở thành chủ tịch HĐQT mới, ông Dương Phan Cường đã ký quyết định cho thôi việc hàng loạt giảng viên, cán bộ, trong đó có những người đang đảm nhiệm các chức vụ chủ chốt như hiệu phó, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các khoa chuyên môn...

Để loại trừ các thành viên sáng lập ra khỏi trường, ông Cường đã tự ý cắt hết các chức vụ chuyên môn và khoa học do ông Định đảm nhiệm, mặc dù khi lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại, ông Định được 100%  số phiếu đồng ý. Một thành viên sáng lập khác là ông Đặng Văn Tỉnh hiện là thành viên HĐQT cũng bị ông Cường đơn phương miễn nhiệm chức vụ hiệu phó. Thậm chí ông Cường còn ra lệnh cho bảo vệ ngăn cấm không cho hai ông vào trường làm việc.

Từ một cổ đông sáng lập, có vốn đầu tư tới hơn 20% nhưng ông Định hầu như đã mất hoàn toàn quyền lợi từ ngôi trường do mình nhiều công gây dựng. Thậm chí ông cũng không được hưởng lợi gì từ số vốn góp của mình vì từ khi ông Cường lên nắm quyền đã không tổ chức đại hội cổ đông đúng quy định để trả lãi cho những người góp vốn.

Hiệu trưởng tự phong

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 1 tại website Báo Thanh Niên

 

Kỳ 2: Thầy cô đấu nhau, sinh viên lãnh đủ

Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) là một ví dụ điển hình vì những sai lầm về chính sách đã đẩy một trường mà những nhà sáng lập theo đuổi con đường bất vụ lợi, những năm đầu phát triển ổn định trở nên bất ổn, vô hướng như hiện nay.

Chuyện khó tin ở một trường đại học tư: Thầy cô đấu nhau, sinh viên lãnh đủ3 Chuyện khó tin ở một trường đại học tư: Thầy cô đấu nhau, sinh viên lãnh đủ1 http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/2014/pictures201403/hoang_nam/008/sv3.jpg?width=500
Náo loạn bên ngoài cổng một cơ sở của Trường ĐH Hùng Vương ngày 28.12.2013 
Cảnh sát phải đến can thiệp
Sinh viên bật khóc vì hoảng hốt trước sự việc diễn ra tại trường - Ảnh: Đăng Nguyên

 

Định giá sai để chiếm quyền

Thành lập từ năm 1995, sau nhiều năm phát triển ổn định, đến năm 2004, do mâu thuẫn và không có điều kiện phát triển nên Hội đồng quản trị (HĐQT) Trường ĐH Hùng Vương lúc bấy giờ mời ông Đặng Thành Tâm bảo trợ và xây dựng trường.

Năm 2009, khi có Quy chế 61 về trường ĐH tư thục, coi trường ĐH như công ty cổ phần, thì người có hơn 51% số vốn góp sẽ nhiều quyền lực. Năm 2010, ông Lương Ngọc Toản, Chủ tịch HĐQT lâm thời nhà trường ra quyết định công nhận số vốn của các cổ đông phía ông Đặng Thành Tâm là 20 tỉ đồng, số vốn góp của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM là 17 tỉ đồng. Theo quyết định này, nhà đầu tư được giữ đến 54% vốn góp còn Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM chỉ có 46%. Theo quy định, nhà đầu tư có quyền quyết định mọi hoạt động của nhà trường. 

Cán bộ, công nhân viên trường cũng như nhiều cổ đông phản ứng quyết liệt vì cho rằng cách định giá trường như vậy là quá thấp. Lý do là dựa vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán (ngày 31.12.2009), vốn tập thể của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM phải gần 21 tỉ đồng, chưa kể giá trị tài sản vô hình như thương hiệu, chất xám… Kết luận của Thanh tra TP.HCM (ngày 14.2.2012) sau đó cũng chứng thực điều ấy khi cho biết tổng số tiền đầu tư của nhà đầu tư được xác định như vậy không chính xác. Theo kết luận trên, tỷ lệ vốn góp chính xác phải là: Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM nắm giữ 73,3%, các nhà đầu tư phía ông Đặng Thành Tâm nắm giữ 26,7%.

Từ việc xác định sai, HĐQT khóa 4 đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của cán bộ trường. Mâu thuẫn lại càng lên cao khi UBND TP.HCM ra quyết định công nhận HĐQT khóa 4. Sau đó, Thanh tra TP.HCM cũng chỉ ra trong HĐQT có một số cá nhân không đủ điều kiện, có một số điểm không đúng với quy định, đề nghị kiểm tra và xử lý... Tuy nhiên, UBND TP.HCM không thay đổi ý kiến. Một bên dựa vào quyết định của UBND TP.HCM, một bên “bất phục” và dựa vào kết luận của thanh tra khiến cho việc đấu đá giữa hai phe phái trong trường trở nên gay gắt.

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 2 tại website Báo Thanh Niên

 

 

Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa

Mâu thuẫn của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn không thể giải quyết được và kéo dài quá lâu một phần cũng vì sự không rõ ràng của quy định hiện hành.

 

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 3: Hai lần kiện hiệu trưởng ra tòa

Trong giai đoạn nội bộ lủng củng, cơ sở học tập của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn xuống cấp, có nơi như một kho xưởng, trần phòng học thủng lỗ chỗ - Ảnh: Đăng Nguyên

 

Hiệu trưởng “động viên” chủ tịch HĐQT xài bằng giả

Năm 2007, Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn chính thức thành lập do ông Phạm Phố, Chủ tịch Hội Đúc - luyện kim TP.HCM sáng lập và làm hiệu trưởng. Để có vốn hoạt động, ông Phố bắt đầu kêu gọi đầu tư. Trong số 5 cổ đông đầu tiên, lúc này ông Lê Đình Chiến có vốn góp khoảng 59%, giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT).

Đến năm 2009, ông Chiến gửi đơn khởi kiện ông Phố đến TAND TP.HCM do bất đồng việc ông Phố tự ý chọn đất thuê để mở rộng xây dựng trường mà không thông qua HĐQT. Từ đó, ông Phố không tham gia các buổi họp do chủ tịch HĐQT triệu tập, chiếm giữ con dấu bất hợp pháp, ra thông báo miễn nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của ông Lê Đình Chiến để ông làm chủ tịch.

Nhưng bi hài nhất là qua việc kiện cáo này lại “lòi” ra một chuyện khác. Ông Phố tố cáo ông Chiến xài bằng tốt nghiệp giả để “đẩy” ông Chiến ra khỏi HĐQT. Ông Chiến phản pháo lại rằng ông chưa có bằng tốt nghiệp THPT nhưng khi đó ông Phố đã “động viên” xài bằng giả!

Theo kết luận của thanh tra Bộ GD-ĐT, ông Phố còn tùy tiện thay đổi việc góp vốn, rút và vay vốn mà không qua HĐQT; thất thoát tài sản của nhà trường qua việc mua bán, thuê mướn cơ sở vật chất, đất đai; tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ - tin học không đúng quy định (một hình thức bán bằng cấp giả)…

Cuối cùng, hai bên thỏa thuận: Ông Chiến được trả lại tiền vốn, rút khỏi trường; ông Phố kiêm cả chủ tịch HĐQT lẫn hiệu trưởng.

Nhà đầu tư tiếp tục phản ứng

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 3 tại website Báo Thanh Niên

 

Kỳ 4: Trường không có hiệu trưởng

Theo quy chế về trường đại học tư thục, chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền quản trường và được kiêm nhiệm cả chức vụ hiệu trưởng. Vì thế, không ít trường ĐH tư đã không cần tới vai trò của hiệu trưởng, nhiều trường không có cả vị trí này.

 

Chuyện khó tin ở đại học tư: Trường không có hiệu trưởng
Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) và Trường ĐH Công nghệ và quản lý Hữu Nghị (Hà Nội) hiện nay đều không có hiệu trưởng - Ảnh: Hoàng Long - Ngọc Thắng

Thay hiệu trưởng như thay áo

Trường ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) đã hơn 3 năm nay hoạt động trong tình trạng không có hiệu trưởng.

Tính từ khi thành lập năm 2007 đến 2011, có 4 hiệu trưởng (là những người được UBND tỉnh Hà Nam chính thức công nhận) đã chia tay với trường. Người làm lâu nhất được khoảng 2 năm, có người chỉ được vài tuần. Ngoài ra, vài hiệu trưởng chưa chính thức khác cũng “đến rồi đi”.

Hiệu trưởng đầu tiên của trường là GS-TSKH Nguyễn Văn Thái. Ông Thái được mời về làm hiệu trưởng khi trường bắt đầu có đề án thành lập. Cùng với ông Thái còn có một đội ngũ giáo sư, tiến sĩ hùng hậu khoảng 60 người do kỹ sư Nguyễn Xuân Mừng (người viết đề án thành lập trường) mời về làm việc. Chính nhờ có lực lượng cán bộ này mà Trường ĐH Hà Hoa Tiên mới được phép ra đời. Tuy nhiên, ngay sau khi có quyết định thành lập, ông Đặng Lê Hoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị, đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với hầu hết những người này. Ông Hoa đã mời một người nguyên là lãnh đạo ĐH Thái Nguyên về làm hiệu trưởng mới. Tuy nhiên, chỉ được vài tuần sau khi có quyết định công nhận hiệu trưởng của chính quyền Hà Nam thì hiệu trưởng thứ hai này đã nhanh chóng rút lui.

Đời hiệu trưởng thứ ba là một nhà giáo từng công tác tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Ông này về làm hiệu trưởng lâu nhất được khoảng 2 năm nhưng cũng phải cáo từ vì chẳng có quyền hành gì. Mọi việc của trường đều do ông Hoa dùng quyền chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định và áp đặt.

Hiệu trưởng thứ tư là ông Nguyễn Văn Vĩnh, nguyên cán bộ của Viện ĐH Mở Hà Nội. Ông Vĩnh về làm việc được một thời gian không lâu thì cũng ra đi.

Không ai “dám” làm

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 4 tại website Báo Thanh Niên

 

 Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư

Những chuyện xảy ra ở các trường ĐH tư mà Báo Thanh Niên nêu ra trong các số báo vừa qua là hậu quả của nhiều vướng mắc về quy chế, chính sách. Trong đó đặc biệt là quy trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục.

   

Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 5: Gạt bỏ giảng viên, chỉ quan tâm nhà đầu tư
Hội nghị cán bộ công nhân viên chức Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) năm 2011 khi nội bộ trường đã xáo trộn do quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục - Ảnh: Minh Luân

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi 19 trường ĐH dân lập sang loại hình tư thục. Đến năm 2013, chỉ mới có các trường: Thăng Long, Hồng Bàng, Công nghệ TP.HCM, Hoa Sen và Hùng Vương (TP.HCM) hoàn tất việc chuyển đổi.

Những tranh chấp, lộn xộn liên tục xảy ra tại Trường ĐH Hùng Vương, sự thận trọng của các trường trong chuyển đổi, cùng với việc nhà nước tiếp tục sửa quy định, Bộ GD-ĐT sửa thông tư hướng dẫn... đã cho thấy quá trình chuyển đổi loại hình có những vướng mắc thực sự. Nếu né tránh những vấn đề này, hoặc chỉ giải quyết một cách phiến diện, có thể nảy sinh tình trạng bất ổn mang tính hệ thống và lâu dài.

Những khó khăn ấy không tồn tại đối với các trường ĐH tư thục thành lập mới mà chỉ phát sinh ở các trường ĐH dân lập chuyển loại hình sang tư thục. Gốc rễ của vấn đề ở chỗ: trường ĐH dân lập, sau một thời gian hoạt động, đã có tài sản và tài sản đã có chủ nhân. Vậy trước và sau khi chuyển đổi thì ai là chủ và tài sản được xử lý như thế nào? Trả lời câu hỏi này không đơn giản.

Cắt bớt chủ sở hữu

Trước khi chuyển đổi, tài sản của trường dân lập là tài sản chung của tập thể. Quy chế trường ĐH dân lập năm 2000 đã xác định chủ sở hữu của trường dân lập: “Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường”.

Trong khi đó, thực tế quá trình chuyển đổi tại một số trường cho thấy đã có sự lợi dụng để cắt bỏ thành phần chủ sở hữu trường, tức gạt bỏ “giảng viên, cán bộ và nhân viên”, chỉ để lại “người góp vốn đầu tư”.

Hồ sơ chuyển đổi theo quy định của Thông tư 20 năm 2010 hướng dẫn chuyển đổi từ dân lập sang tư thục gồm có nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) trường ĐH dân lập về việc công nhận danh sách tổ chức, cá nhân góp vốn, xác định vốn điều lệ, giá trị mỗi cổ phần, số lượng cổ phần; danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và danh sách các cổ đông phổ thông. Như vậy, ở đây thiếu vắng thành phần giảng viên, cán bộ và nhân viên trường. Chưa kể thành phần này được liệt vào danh sách cổ đông phổ thông (không có quyền biểu quyết).

Dự thảo thông tư hướng dẫn chuyển đổi năm 2013 lại là một cách làm khác dẫn đến gạt bỏ “giảng viên, cán bộ và nhân viên” ra khỏi thành phần chủ sở hữu nhà trường. Theo dự thảo này, HĐQT trường dân lập có quyền “quyết nghị số lượng thành viên của mỗi thành phần trong HĐQT nhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục”. Trong khi số lượng thành viên đại diện cho giảng viên, tổ chức Đảng, đoàn thể, UBND tỉnh/thành phố là cố định 4 đại diện, thì số lượng thành viên đại diện cho những người góp vốn có thể được tăng lên để chiếm đa số. Cơ chế bầu thành viên đại diện cho những người góp vốn cũng là bầu theo cổ phần, người có nhiều tiền hơn sẽ nắm quyền quyết định. Vậy việc đại diện của giảng viên, tổ chức Đảng, đoàn thể, UBND... có mặt trong thành phần chủ sở hữu nhà trường cũng chỉ mang tính hình thức.

Cách làm này thực chất là cuộc chia lại tài sản, quyền sở hữu tập thể bị chuyển vào tay một nhóm cá nhân.

Mập mờ về tài sản không chia

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 5 tại website Báo Thanh Niên

 

Kỳ 6: Sự bất đồng thường trực

Những vướng mắc của chính sách khiến các nhà quản lý giáo dục lo ngại nhiều nhà đầu tư lợi dụng biến trường học thành nơi kinh doanh. Ngược lại, những nhà đầu tư lại cho rằng chính sách vẫn chưa bảo vệ được đồng vốn họ bỏ ra.

 

 Sự bất đồng thường trựcNhà đầu tư và lãnh đạo các trường ĐH, CĐ tư trong một buổi họp ở văn phòng Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tại TP.HCM - Ảnh: Đăng Nguyên

Nỗi lo của nhà đầu tư

Qua gần 20 năm thành lập, Trường ĐH Văn Lang là một trong số ít trường ĐH ngoài công lập phát triển ổn định, có tài sản thặng dư hơn rất nhiều lần so với tài sản ban đầu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục cũng nảy sinh một số bất đồng trong nội bộ trường, đặc biệt về quan niệm phân chia tài sản giữa hội đồng quản trị (HĐQT) và một số tổ chức trong trường. May mắn là trường vẫn giữ ổn định, ưu tiên việc học của sinh viên nhưng “sóng ngầm” tại trường vẫn có nguy cơ bùng nổ nếu nhà nước không kịp thời điều chỉnh chính sách.

Ông Bùi Quang Độ, Chủ tịch HĐQT trường, cho biết mâu thuẫn lớn nhất là tài sản không chia vì hiệu trưởng muốn cổ phần hóa để đưa về công đoàn quản lý. Theo ông Độ, điều này bất hợp lý vì trường phát triển thì tài sản chung không chia ngày càng phát triển, lớn hơn nhiều lần so với vốn đầu tư ban đầu. Nếu chuyển thành cổ phần thì theo nguyên tắc người chiếm vốn nhiều nhất có quyền quyết định. Nếu chuyển sang công đoàn thì dần dần nhà đầu tư không còn gì. Tài sản này không phải của người lao động thì đồng tiền vô chủ sẽ rất dễ bị tiêu tán. Ông Độ kiến nghị tài sản không chia này được chuyển thành quỹ đưa về HĐQT quản lý chứ không thành vốn điều lệ.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Dưỡng là nhà đầu tư chính của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn trước đây. Ông Dưỡng cho biết vì tín nhiệm ông Phạm Phố nên giao ông này làm cả chủ tịch HĐQT kiêm hiệu trưởng. Khi hiệu trưởng làm sai, tiền đầu tư vào trường bị chi sai mục đích, nhà đầu tư phản ứng, mâu thuẫn bùng nổ. Theo ông Dưỡng, khi dẫn đến kiện cáo, nhà đầu tư không biết nhờ điều luật nào để đòi quyền lợi cho mình.

Ông Dưỡng cho rằng luật không quy định rõ ràng việc triệu tập cổ đông theo vốn hay số lượng người, nghĩa là nhà đầu tư bỏ nhiều vốn cũng chỉ có tiếng nói ngang bằng với những người không bỏ vốn. Vì thế, theo ông Dưỡng, chỉ có thể hoạt động theo luật doanh nghiệp quyết định bằng cơ cấu vốn thì nhà đầu tư mới dám bỏ tiền ra đầu tư vào trường chứ không thể lẫn lộn như hiện nay...

Thạc sĩ Lê Lâm, nhà đầu tư chính vào Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn và đổi tên trường thành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn như hiện nay, cho biết để tránh sai lầm, ông phải nắm cả chức vụ chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng. Ông Lâm cho rằng hiện nay luật quy định hiệu trưởng (cùng kế toán trưởng) là người ký rút tiền trong tài khoản nhà trường và giữ con dấu. Nếu hiệu trưởng làm tốt giúp trường phát triển, nhà đầu tư sẽ yên tâm và tiếp tục bỏ tiền vào trường. Nhưng nếu hiệu trưởng có mục đích thâu tóm quyền lợi, tiền bạc, chi sai mục đích, nhà đầu tư phải ôm “quả đắng” và đến lúc này khó mà cứu vãn được tình hình.

Chủ tịch HĐQT một trường ĐH tư thục tại TP.HCM cho biết: “Hiện nay trường tư vừa giống công ty vừa giống trường học. Tôi từng rất điêu đứng vì nội bộ trong trường nhưng phải chấp nhận một điều là trong thời điểm hiện nay, nếu nhà đầu tư sử dụng người không tốt cũng chỉ biết tự trách bản thân mình”.

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 6 tại website Báo Thanh Niên

 

Kỳ 7: Vì lợi nhuận nhưng nói không

Sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trong các quy định khiến nhiều trường ĐH tư dù thực sự hoạt động vì lợi nhuận nhưng lại cho rằng không vì lợi nhuận khiến hệ thống trường ĐH này phát triển lộn xộn như hiện nay.   

Chuyện khó tin ở đại học tư: Vì lợi nhuận nhưng nói không

Sinh viên Trường ĐH Thăng Long, một trong số ít trường công khai tuyên bố theo đường hướng không vì lợi nhuận - Ảnh: Ngọc Thắng

Khuyến khích một đằng, quy định một nẻo

Nghị quyết 05/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao ban hành ngày 18.4.2005 khẳng định nhà nước chủ trương phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập với 2 loại hình: dân lập và tư nhân. Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận. Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích hợp lý của các nhà đầu tư, phần để tham gia thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, trợ giúp người nghèo, lợi nhuận chủ yếu được dùng để đầu tư phát triển. Theo cơ chế lợi nhuận, lãi có thể được chia cho các cá nhân và cơ sở phải chịu thuế. Nghị quyết này cũng nêu rõ nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận.

Tuy nhiên sau đó Nghị định hướng dẫn thi hành luật Giáo dục năm 2005 lại chỉ công nhận một loại hình trường ngoài công lập là tư thục. Đồng thời các văn bản định hướng cho hoạt động của các trường ĐH tư thục lại chỉ có một loại hình là vì lợi nhuận.

Cụ thể, quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐH tư thục ban hành tại Quyết định số 14/2005 ngày 17.1.2005 của Thủ tướng Chính phủ và quy chế thay thế ban hành tại Quyết định số 61/2009 ngày 17.4.2009, được sửa đổi bổ sung tại Quyết định 63/2011 ngày 10.11.2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cả hai quy chế này đều quy định các trường ĐH tư thục được xây dựng theo cơ chế cổ phần, cổ đông và có chia lợi nhuận cho những người góp vốn. Thành phần của Hội đồng quản trị trường ĐH tư thục được quy định chỉ có các cổ đông, không nhắc đến các thành phần đại diện cho cộng đồng xã hội, các tổ chức chính trị trong nhà trường, đội ngũ giáo chức và sinh viên.

Luật Giáo dục ĐH ban hành năm 2012 có bổ sung một số đại diện khác vào thành phần Hội đồng quản trị nhưng vẫn không quy định rõ tỷ lệ giữa các thành phần này. Đồng thời, luật cũng đã quy định ĐH tư có 2 hướng phát triển là lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Nghị định 141 của chính phủ ban hành năm 2013 hướng dẫn thi hành luật Giáo dục ĐH cũng đã đưa ra những tiêu chí cho 2 loại hình trường này. Tuy nhiên, tiêu chí về mô hình trường ĐH tư không vì lợi nhuận lại không đầy đủ và chưa đúng bản chất.

Nghị định 141 quy định: Trường ĐH không vì lợi nhuận là trường mà tổ chức cá nhân là chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư không nhận lợi tức hoặc lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ. Nếu theo đúng tiêu chí này thì các trường vẫn có thể hoạt động vì lợi nhuận do thực hiện điều hành nhà trường theo kiểu “gia đình trị” và dùng quyền của cổ đông lớn can thiệp rất sâu vào hoạt động của nhà trường. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy khi trường ĐH tư không vì lợi nhuận thì không có khái niệm về cổ đông và không coi trường như một công ty cổ phần. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm ĐH tư thục thể hiện ở các quy chế về tổ chức hoạt động đều chỉ coi trường tư như công ty cổ phần. Điều này chỉ phù hợp với loại hình trường hoạt động "vì lợi nhuận". Vì vậy, dù có quy định tiêu chí cho những trường không vì lợi nhuận như Nghị định 141 mới ban hành thì những trường này cũng không thể phát triển đúng hướng được.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ký Quyết định số 122/2006 ngày 29.5.2006 chuyển toàn bộ 19 trường ĐH dân lập - mô hình mang nhiều yếu tố không vì lợi nhuận - qua loại hình ĐH tư thục. Với quyết định này trong khu vực giáo dục ĐH, các yếu tố "không vì lợi nhuận" đã dần được thay thế bằng các yếu tố "vì lợi nhuận".

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 7 tại website Báo Thanh Niên

 

Kỳ 8 : Kẽ hở từ luật định

Bức tranh không sáng sủa của hệ thống trường ĐH, CĐ tư phần lớn do sự rối rắm, phức tạp, khó hiểu của các quy định. Để giải quyết, phải đi từ gốc và cần trả lời công tâm những câu hỏi từ thực tế. 

 Chuyện khó tin ở đại học tư - Kỳ 8 : Kẽ hở từ luật định - ảnh 1
Những lộn xộn của Trường ĐH Hùng Vương trong thời gian qua bắt nguồn từ những sai lầm trong chính sách - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Trường ĐH hay doanh nghiệp?

Luật Giáo dục ĐH đã quy định rõ mục tiêu của giáo dục ĐH khác với doanh nghiệp từ cốt lõi. Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực từ tháng 1.2013 nhất quán một tinh thần: giáo dục ĐH là vì lợi ích của cộng đồng và xã hội.

Luật Doanh nghiệp xác định chức năng của doanh nghiệp là kinh doanh và nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, trường ĐH khó có thể tổ chức theo mô hình doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo mục tiêu của giáo dục ĐH. Thế nhưng các văn bản định hướng cho hoạt động của trường ĐH tư thục lại được xây dựng theo cơ chế của một doanh nghiệp cổ phần, ở đó người càng có nhiều tiền càng có tiếng nói quyết định.

GS Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH quản lý và kinh doanh Hà Nội cho rằng: “Theo mô hình công ty thì ai bỏ vốn nhiều người ấy phải nắm quyền chi phối. Trường ĐH cần vốn thật, nhưng năng lực trí tuệ mới là quyết định. Một công ty có thể chấm dứt hoạt động bất cứ lúc nào theo quyết định của các chủ sở hữu, một trường ĐH thì không thể như vậy. Trường bỗng nhiên ngừng hoạt động có nghĩa là phá tung các cam kết xã hội với hàng vạn người, hậu quả rất phức tạp…”.

Xét về mục tiêu, trường ĐH nhằm đào tạo con người, nghiên cứu khoa học; doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi. Sự khác biệt cốt lõi và đã được luật hóa này không chỉ chi phối đến hoạt động đào tạo của trường ĐH mà còn đến những tài sản mà trường ĐH tích lũy và sở hữu.

Có phải tất cả trường dân lập đều chuyển qua tư thục?

Điều 48 luật Giáo dục năm 2005 vẫn công nhận sự tồn tại của 3 loại hình trường ĐH: công lập, dân lập và tư thục. Quyết định 122/2006 của Thủ tướng Chính phủ ghi rằng: “Cho phép các trường ĐH dân lập chuyển sang loại hình trường ĐH tư thục”.

Như vậy cả luật Giáo dục và Quyết định của Chính phủ đều không có điều nào bắt buộc các trường ĐH dân lập phải chuyển hết thành tư thục. Nếu trường đủ điều kiện, có mong muốn, tự đánh giá việc chuyển là cần thiết và đảm bảo sự phát triển ổn định của trường thì “cho phép” chuyển. Trong hồ sơ chuyển, mục đầu tiên là tờ trình của hội đồng quản trị về việc chuyển đổi loại hình, cho thấy việc chuyển đổi phải xuất phát từ nguyện vọng và điều kiện của từng trường. Thế nhưng, thực tế việc này lại diễn ra ồ ạt với lý do “bắt buộc phải chuyển” khiến nhiều trường lâm vào tình trạng lộn xộn, bát nháo mà Trường ĐH Hùng Vương là điển hình.

Có phải xuất phát từ việc cho rằng chỉ còn một số ít (19) trường ĐH dân lập, mà các trường này cũng đang đều phải chuyển đổi sang loại hình tư thục, nên luật Giáo dục ĐH có hiệu lực năm 2013 xác định chỉ có 2 loại hình cơ sở giáo dục ĐH: công lập và tư thục?

Hiện tại các trường đang kẹt giữa hai bộ luật lớn này, và các cơ quan quản lý chắc chắn cũng đang kẹt trong những khó khăn càng ngày càng chồng chất khi hướng dẫn chuyển đổi loại hình.

...

Xem chi tiết nội dung kỳ 8 tại website Báo Thanh Niên

 

 

Nguồn Báo Thanh Niên