căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

8 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 96,27 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 96,26 tỷ USD.

     
   

sẽ có thêm hai phó thủ tướng mới

Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê chuẩn ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh làm phó thủ tướng.

Thủ tướng có đề nghị tăng thêm một phó thủ tướng nữa, ngoài một vị thay ông Nguyễn Thiện Nhân, như vậy Chính phủ sẽ có hai phó thủ tướng mới, trong đó có ông Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời câu hỏi của chúng tôi tại cuộc họp báo chiều ngày 17/10. Phương án về phó thủ tướng thứ hai, theo ông Phúc là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Việc này do Thủ tướng báo cáo, danh sách do Thủ tướng trình để Quốc hội phê chuẩn, ông Phúc nhấn mạnh.

Ông Phạm Bình Minh vẫn kiêm chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, còn phương án trình thay thế tân Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hiện nay chưa có, ông Phúc cho biết thêm.

Trong chương trình, dự kiến ngày 13/11 tới, Thủ tướng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Việc bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó thủ tướng được tiến hành vào sáng 14/11.

Chính phủ: CPI năm 2013 dự báo được kiềm chế ở mức khoảng 7%

Theo dự báo của Chính phủ trong 3 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn tốc độ tăng những tháng đầu năm, tuy nhiên dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm nay sẽ được kiềm chế ở mức tăng khoảng 7%, thấp hơn kế hoạch đề ra.

Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 9/2013 tăng 1,06% so với tháng 8/2013, song vẫn thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của Chính phủ, bên cạnh tác động của các chính sách chủ động kiềm chế lạm phát, có được kết quả nêu trên còn do nguồn cung dồi dào, trong khi tổng cầu và sức mua vẫn còn yếu.

Trong 3 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng cao hơn so với tốc độ tăng của những tháng đầu năm. Riêng trong tháng 10/2013, giá học phí có thể được điều chỉnh theo lộ trình thị trường tại một số địa phương; giá nước sạch điều chỉnh tăng tại Hà Nội;

9 tháng xuất siêu hơn 12 triệu USD

Theo Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 96,27 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 96,26 tỷ USD. Như vậy, 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư hơn 12 triệu USD thay vì thâm hụt 124 triệu USD như ước tính trước đó của Tổng cục Thống kê.

Cụ thể, kỳ 2 tháng 9 (từ 16 đến 30/9), kim ngạch xuất khẩu của nước đạt 6,25 tỷ USD. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao trong kỳ gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 1,35 tỷ USD; Hàng dệt, may đạt 870,58 triệu USD; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 496,15 triệu USD...

Vốn ODA rót cho Việt Nam đạt kỷ lục 7 tỷ USD

Báo cáo gửi Hội nghị 20 năm hợp tác ODA,Bộ KH&ĐT cho biết, tổng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi 6 tháng đầu năm 2013 trên 3,8 tỷ USD, tăng 20 % cùng kỳ năm ngoái.

Một số dự án ODA có giá trị lớn, như nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội trên 306 triệu USD; Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 - giai đoạn 1 (ga Ngọc Hồi) trị giá 179,2 triệu USD; Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội – TP HCM hơn 148 triệu USD...

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 16,6 tỷ USD

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt trên 16,6 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện 4 tỷ USD.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài tập trung vào những ngành, lĩnh vực như: dầu khí, thủy điện, trồng cây công nghiệp, viễn thông, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại nước ngoài... Một số dự án đã đi vào hoạt động và đạt được hiệu quả.

Đầu tư ra nước ngoài không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần thực hiện chiến lược của đất nước mà còn tìm kiếm lợi nhuận mang về cho đất nước, cho doanh nghiệp.

ADB tài trợ Việt Nam 624 triệu USD phát triển hạ tầng

Dự án kết nối trung tâm Đồng bằng sông Mê Kông được ADB tài trợ 410 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường OCR và Chính phủ Australia viện trợ không hoàn lại 134 triệu USD.

Ngày 16/10 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết các hiệp định vay, hiệp định tài trợ không hoàn lại cho dự án kết nối trung tâm Đồng bằng sông Mê Kông và dự án Phát triển hạ tầng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên với tổng trị giá 624 triệu USD.

Dự án kết nối trung tâm Đồng bằng sông Mê Kông được ADB tài trợ 410 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường OCR và Chính phủ Australia viện trợ không hoàn lại 134 triệu USD. Đây là dự án trọng điểm quốc gia của Chính phủ trong năm 2013 nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ khu vực phía Nam.

Lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ bảo lãnh tín dụng). Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập và quản lý để cấp bảo lãnh tín dụng (bảo lãnh vay vốn) cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ được Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, cấp bảo lãnh khi có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay; có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 15% giá trị khoản vay; có tối thiểu 15% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh; tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

Phạt đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận thuế

Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, còn bị phạt 1 lần số tiền thuế trốn, gian lận trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì đối với tổ chức mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận; đối với cá nhân mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,1 lần nhưng không quá 1,5 lần số tiền thuế trốn, gian lận.

Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Công Vân

Theo Trí Thức Trẻ