căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

8 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA ký kết 9 tháng của năm 2013 đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ tháng 1/2014: Thí điểm bảo hiểm hưu trí bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

     

   

Ngày 26/9 vừa qua, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo lấy ý kiến thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí (BHHT) bổ sung.

Hệ thống BHHT hiện tại là hệ thống đơn tầng với sự hiện hữu của chính sách BHHT do Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành. Quỹ BHHT hiện hành đang đối mặt với những khó khăn về việc tăng số chi trả, giảm số dư tồn quỹ và có khả năng hết quỹ nếu không có các cách thay đổi trong chính sách.

Với việc quỹ BHHT bổ sung chủ yếu đầu tư vào trái phiếu Chính phủ sẽ có đóng góp lớn làm gia tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu và nguồn tiền đầu tư chung của xã hội. Trên cơ sở đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo ra việc làm mới góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Dự kiến, chính sách BHHT bổ sung sẽ được triển khai thí điểm từ tháng 1/2014.

TP.HCM thống nhất tách 13 quận thành chính quyền riêng biệt

Tại kỳ họp thứ 11, Hội đồng Nhân dân Tp.HCM đã thông qua đề án “chính quyền đô thị” trên cơ sở đệ trình của UBND thành phố.

Theo đó, Chính quyền đô thị trong thời gian tới tại Tp.HCM sẽ được tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bao gồm chính quyền Tp.HCM là thành phố trực thuộc Trung ương và chính quyền bốn đô thị thành lập mới trên cơ sở 13 quận hiện hành.

Chính quyền Tp.HCM có hội đồng nhân dân và UBND, quy mô toàn bộ 24 quận, huyện hiện nay, đóng vai trò vừa là chính quyền cấp trực thuộc trung ương, vừa là chính quyền đô thị của 13 quận nội thành.

CPI cả nước tháng 9 tăng 1,06%

Tổng cục thống kê vừa công bố số liệu CPI cả nước tháng 9 năm 2013. Theo đó, CPI tháng 9 tăng 1,06% so với tháng 8 và tăng 4,63% so với tháng 12/2012. So với cùng kỳ 2012, CPI cả nước tăng 6,3%.

Trong 11 nhóm hàng hóa tính chỉ số CPI, có 9 nhóm tăng giá so với tháng 8. Tăng mạnh nhất là nhóm giáo dục với mức tăng 9,38%, trong đó dịch vụ giáo dục 10,66%, do tháng 9 là tháng bắt đầu năm học mới.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,33% trong khi các nhóm còn lại mức tăng đều dưới 1%. Nhóm chiếm tỷ trọng nhiều nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,65%.

GDP 9 tháng đầu năm ước tăng 5,14%

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố sáng nay cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5,14% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, khu vực nông, lâm ngư nghiệp và thủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,02%, dịch vụ tăng khoảng 6,25%.

Như vậy, mức tăng GDP đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm trước (4,73%) và có sự nhích lên qua từng quý (quý I: 4,89%, quý II: 5%). Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng tốc độ tăng trưởng năm nay khó có khả năng đạt mục tiêu 5,5% được Quốc hội phê duyệt. Thậm chí, theo Viên Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, chỉ tiêu này dự kiến chỉ ở mức 4,92%.

Dự báo năm 2014 GDP tăng 5,8%

Trong phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lần thứ 9 tiếp tục tập trung nghe và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 và đánh giá ba năm thực hiện Kế hoạch năm năm 2011-2015; đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Ông Đào Quang Thu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, dự báo năm 2014 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,8 %.

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cho rằng trong thời gian tới Chính phủ không nên thiên quá về tốc độ tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô

Vốn FDI thực hiện 9 tháng ước đạt 8,62 tỷ USD

Theo báo cáo nhanh tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Tổng cục thống kê, vốn thực hiện 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 8,62 tỷ USD, tăng 6,4% so với 9 tháng đầu năm 2012.

Vốn đăng ký 9 tháng ước đạt 15 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ 2012. Trong đó, đăng ký cấp mới là 9,29 tỷ USD và đăng ký tăng thêm là 5,71 tỷ USD, tăng lần lượt 34,9% và 37,9%. Số dự án cấp mới là 872 dự án, giảm 7,3% và số dự án tăng vốn là 340 dự án, giảm 23,4%.

Vốn ODA giải ngân 9 tháng đạt hơn 3,1 tỷ USD

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn ODA ký kết 9 tháng của năm 2013 đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình thực hiện và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là đối với các dự án, chương trình do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Cụ thể, tổng số vốn ODA giải ngân trong chín tháng của năm 2013 ước đạt hơn 3,1 tỷ USD.

World Bank: Vốn IDA dành cho Việt Nam có thể giảm trong 3 năm tới

Nguồn vốn vay ưu đãi từ cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam có thể giảm trong thời gian tới vì Việt Nam đã thành nước có thu nhập trung bình. Đây là nhận định của bà Victotia Kwakwa, Giám đốc World Bank (WB) tại Việt Nam.

Sau 20 năm chính thức có mặt tại Việt Nam, số vốn mà WB đã tài trợ cho Việt Nam thông qua các Hiệp định tài trợ vốn vay lên tới 17 tỷ USD. Số tiền không nhỏ này cũng đã giúp Việt Nam nâng cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế, dịch vụ, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo… nhưng nguồn vốn viện trợ này có thể sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới, và như vậy Việt Nam sẽ phải chuyển sang tiếp nhận nguồn vốn kém ưu đãi hơn.

Vậy Việt Nam sẽ phải làm gì và làm thế nào để tranh thủ được nguồn vốn tài trợ ưu đãi từ cộng đồng quốc tế?

Công Vân

Theo Trí Thức Trẻ