căn hộ 8x rainbow tinh dầu bưởi

6 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua

 
Theo HSBC, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng chuyển biến tốt hơn. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) tháng 10 vẫn duy trì ở mức 51,5 điểm, bằng với kết quả của tháng 9/2013

UBTV Quốc hội phê chuẩn bổ sung thêm 1 Phó Thủ tướng

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng thêm số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII.

Tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ đã có Tờ trình số 39/TTr-TTg trình Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức Chính phủ và số lượng 4 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII.

Tại Tờ trình này của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo công tác đối ngoại, đồng thời trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là rất cần thiết, nhưng cần có thêm thời gian chuẩn bị, khi có đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn sau.

Qua thảo luận, Ủy ban Pháp luật nhất trí với Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng thêm số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII từ 4 như hiện nay lên 5.

HSBC: Lạm phát sẽ không tăng mạnh cuối năm

Theo báo cáo của HSBC dự đoán, từ nay đến cuối năm mức lạm phát sẽ thấp do nhu cầu trong nước yếu và giá dầu thế giới giảm.

Yếu tố có thể làm lạm phát tăng là giá thực phẩm thường tăng vào dịp cuối năm, đã bắt đầu thể hiện trong chỉ số tháng 10 (tăng từ 3,5% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,1%). 

Tuy nhiên HSBC cũng dự báo lạm phát giá cả thực phẩm sẽ tăng từ từ từ nay đến Tết Nguyên đán. Hơn nữa áp lực này sẽ được kiềm chế nhờ giá cả hàng hóa toàn cầu thấp, chi phí vận chuyển giảm xuống.

Những dự báo này đưa ra đi kèm với kỳ vọng giá dầu thô dữ nguyên và chỉ tăng vào cuối quý I/2014.

Báo cáo cũng nhận xét, trong khi lĩnh vực xuất khẩu đã cảm nhận được lực đẩy từ nhu cầu nước ngoài, nhu cầu trong nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi hệ thống ngân hàng đang đóng băng làm giảm nhu cầu tiêu thụ.

PMI tháng 10 duy trì mức cao kỷ lục trong vòng 2 năm rưỡi

Ngân hàng HSBC Việt Nam phối hợp cùng với công ty Markit Economics vừa công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 10/2013.

Theo báo cáo này, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tháng 10 duy trì mức điểm cao kỷ lục, ngang bằng với số liệu tháng 9 với chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI™) đạt 51,5 điểm.

Con số này cao hơn ngưỡng không thay đổi 50 điểm, đã biểu thị mức tăng trưởng của các điều kiện hoạt động sản xuất. Đây là mức điểm cao nhất kể từ tháng 5/2011

Giải thích cho sự cải thiện này, nhóm khảo sát của HSBC và Markit Economics nhận định, sau 4 tháng suy giảm, các điều kiện sản xuất nói chung liên tục được cải thiện, sản lượng sản xuất tăng là yếu tố hỗ trợ thúc đẩy PMI đạt chỉ số khá cao như vậy.

Việt Nam bật khỏi “Club 7%”

Nếu nhìn và so sánh bức tranh tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực và toàn cầu, từ 2008 đến nay, sẽ thấy một điểm khá tương đồng là khi tốc độ tăng trưởng toàn cầu và khu vực suy giảm thì Việt Nam cũng suy giảm và ngược lại. Quy luật ấy có thể mang tới một hàm ý: Vậy, thì cứ yên tâm, khi nào kinh tế toàn cầu và khu vực hồi phục mạnh thì tất yếu tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ trở lại mức tiềm năng mà nhiều người tin rằng phải ở mức 7% - 8% trước đây. Nhưng thực tế có lẽ không như vậy.

Ngày càng có nhiều đánh giá của các chuyên gia cho rằng, Việt Nam thực sự đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng thấp hơn và mức tiềm năng hiện nay chỉ còn vào khoảng 5,5% - 6%. Thực ra, không chỉ Việt Nam rơi vào hoàn cảnh này.

TPHCM thu ngân sách vượt 8,3% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND TP.Hồ Chí Minh, tổng thu ngân sách trong 10 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn thành phố ước đạt 192.659 tỷ, bằng 80,83% dự toán, tăng 8,3% so cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, thu nội địa đạt 100.000 tỷ đồng, thu từ dầu thô đạt 26.000 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 61.350 tỷ đồng, còn lại là các khoản thu khác.

Trong 10 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn TPHCM ước đạt 43,36 tỷ USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 21,76 tỷ USD. Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 15,86 tỷ USD; Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 21,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ gồm: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 15%, hàng may mặc tăng 1,6%.

ADB cho VN vay 165 triệu USD để nâng cấp hạ tầng đô thị

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam hôm nay đã ký hai hiệp định vay vốn và một hiệp định tài trợ không hoàn lại với tổng trị giá 165,83 triệu USD.

Tại lễ ký kết, có ông Nguyễn Văn Bình - thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện cho phía Chính phủ Việt Nam - và ông Tomoyuki Kimura - giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam.

Tại buổi lễ, ông Tomoyuki Kimura phát biểu: "Trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư công còn hạn hẹp, việc tăng cường triển khai các dự án hạ tầng sử dụng vốn ODA sẽ rất có hiệu quả trong thúc đẩy kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nghèo ở cả khu vực đô thị và nông thôn".

Theo ADB, khoản vay ưu đãi thứ nhất trị giá 95 triệu USD sẽ tài trợ dự án phát triển các đô thị loại II ở cả ba thành phố nhằm phát triển các đô thị đồng bộ, giảm thiểu rủi ro thiên tai, bền vững khí hậu và cải thiện môi trường.

Công Vân

 

Theo Trí Thức Trẻ